Zalo xuất xứ từ đâu, Zalo ra đời khi nào? Bạn có biết?

0
12365
Hình 1: Zalo - Ứng dụng top 1 Việt Nam
Hình 1: Zalo - Ứng dụng top 1 Việt Nam

Rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh Zalo như: Zalo xuất xứ từ đâu, Zalo ra đời khi nào, hay Zalo viết tắt là gì? Đây là ứng dụng thuần Việt do kỹ sư Việt Nam phát triển vào năm 2012.

Zalo – Ứng dụng tuyệt vời của người Việt nam

Zalo là mạng xã hội không còn xa lạ gì với người dùng Việt Nam. Ứng dụng này ngày càng chiếm được ưu thế, thống lĩnh thị phần và so kè với Facebook. Chẳng còn nhiều người dùng tại Việt Nam nhắc đến những cái tên như Wechat, Skype, Line, Kakao Talk, dần thay vào đó là ứng dụng thuần Việt Zalo.

Zalo ra đời khi nào? Ai là người phát minh ra ứng dụng này?

Zalo là một dịch vụ OTT (viết tắt của chữ over the top –là các ứng dụng và dịch vụ hoạt động trên mạng Internet nhưng lại không liên quan đến các nhà cung cấp Internet) đang được nhiều người sử dụng điện thoại thông minh cài đặt sử dụng bởi tính năng gọi điện, nhắn tin và kết nối mạng xã hội tiện dụng.

Lần đầu tiên cái tên Zalo đến với đông đảo người dùng là vào năm 2012, ngay từ khi ra đời Zalo gặp rất nhiều trở ngại từ các đối thủ lớn như Skype, Viber, hay Line. So với các ông lớn tên tuổi thành danh kia thì Zalo không là gì cả, khi đó nhiều người bắt đầu hoài nghi tham vọng của VNG đưa Zalo trở thành ứng dụng nhắn tin tốt nhất cho người Việt. Bởi lẽ chẳng có một cơ hội nào cho VNG làm được điều đó.

Hình 1: Zalo - Ứng dụng top 1 Việt Nam
Hình 1: Zalo – Ứng dụng top 1 Việt Nam

Từ sau thất bại ê chề với phiên bản web, nhóm phát triển Zalo tự đẩy chính mình vào thế tiến thoái lưỡng nan đưa sản phẩm đầu tay vào nguy cơ bị xóa sổ. Nhận ra được sai lầm của mình, tất cả mọi người trong nhóm phát triển củng cố lại cách thức tư duy và mục tiêu hoạt động, lần này họ muốn tập trung kĩ càng vào mục tiêu giúp người dùng nhắn tin miễn phí nhanh, ổn định trên cơ sở hạ tầng viễn thông ở Việt Nam vẫn còn chưa thực sự tốt.

Không phụ lòng mong đợi, chỉ nửa năm sau (1/2013) ứng dụng nhắn tin thuần Việt này chính thức hạ gục cả Wechat, 1 ứng dụng nhắn tin “made in China” nổi tiếng tại thời điểm đó. Đó là niềm tự hào lớn lao khi ứng dụng của chính người Việt Nam sáng tạo và phát triển.

Trải qua quá trình dài với những thay đổi và phát triển, đến nay ứng dụng nhắn tin miễn phí Zalo do VNG phát triển gặt hái được vô số thành công mà chính những con người làm nên nó cũng không thể tượng tưởng ra được.

Sự tăng trưởng vượt bậc của Zalo

Theo thống kê gần đây nhất thì Zalo đạt hơn 30 triệu lượt tải về, Zalo xếp thứ 2 chỉ sau Facebook về số người dùng thông qua mạng 3G, như vậy có thể thấy được rằng, không có đối thủ nào đủ khả năng đánh bật Zalo ra khỏi thị trường ‘quê nhà’ của mình.

Hình 2: Zalo tăng trưởng vượt bậc
Hình 2: Zalo tăng trưởng vượt bậc

Câu chuyện cổ tích của làng công nghệ Việt được viết lên. Thành công hôm nay của Zalo cho mọi người biết rằng, ứng dụng Việt không thua kém gì so với các sản phẩm ngoại quốc.
Thậm chí Zalo còn tốt hơn, phù hợp với người Việt hơn và hoàn toàn miễn phí các tính năng. Người dùng hiện không còn xem việc tải ứng dụng của nhà phát triển trong nước chỉ mang tính chất ủng hộ, mà với Zalo nó thực sự là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của số động người dùng smartphone Việt.

Zalo viết tắt của từ gì? Tên Zalo từ đâu mà có?

Các bạn đã biết vì sao có tên Zalo?

Zalo là từ kết hợp của Zing và Alo (dùng để chào nhau khi nghe máy ở Việt Nam). Nếu nhìn vào tên các sản phẩm trước đó của VNG như Zing MP3, Zing Me, Zing Game…, có thể thấy các kỹ sư phần mềm của ứng dụng luôn sử dụng đầy đủ thương hiệu Zing để đặt tên cho các sản phẩm của mình.

Hình 3: Cựu CEO của Uber về đầu quân cho VNG
Hình 3: Cựu CEO của Uber về đầu quân cho VNG

Zing gắn liền với các dịch vụ web, nên có thể coi Zalo là một bước tiến hoàn toàn khác biệt. Trước đó, chúng tôi định đặt tên ứng dụng là Zing Talk, nhưng cuối cùng chọn tên Zalo, vì muốn đây thực sự là một bước khởi đầu mới.

Zalo không ngừng cải tiến và hoàn thiện, dẫn đầu thị trường công nghệ mạng xã hội một số tính năng. Là người dùng Việt Nam, hẳn chúng ta không khỏi tự hào vì cuối cùng cũng thoát khỏi cái bóng của công nghệ Thế giới, tự tạo ra một sân chơi riêng cho người dùng Việt.