Zalo khác Facebook như thế nào? Những khía cạnh nào đáng để mang hai mạng xã hội đình đám này lên bàn cân so sánh? Nhắc đến sự khác biệt giữa Zalo và Facebook, người ta thường chú ý đặc biệt so sánh giữa Zalo và Facebook Messenger.
Zalo vs Facebook Messenger – Ai là số một tại Việt nam?
Có thể đem hai mạng xã hội đang so kè nhau lên bàn cân với các tiêu chí sau đây:
Nền tảng hỗ trợ
Có thể khẳng định nền tảng hỗ trợ ứng dụng là yếu tố hàng đầu quyết định sự phổ biến, thành công của một ứng dụng OTT, đặc biệt là với Zalo và Facebook.
Hiện nay Zalo đang hỗ trợ trên rất nhiều nền tảng bao gồm phiên bản Zalo cho Android, Zalo cho iPhone, Zalo cho Windows Phone, thậm chí cũng đã có phiên bản cho Windows, Mac OS X, Linux và phiên bản web.
>>Tham khảo ngay: Hướng dẫn tải Zalo cho Iphone để chiếc dế yêu trở thành phương tiện liên hệ với bạn bè với đa dạng các ứng dụng hiện đại nhất.
Còn với Messenger, độ phủ sóng chưa đủ rộng rãi vì mới chỉ có phiên bản Messenger cho iPhone, Messenger cho Android, Messenger cho Windows Phone và phiên bản PC.
Dung lượng ứng dụng
Không có một mức dung lượng tải về và cài đặt cụ thể nào cho cả hai phần mềm. Tuy nhiên theo nhiều thử nghiệm, Zalo có dung lượng dao động trong khoảng 40MB, riêng Messenger tối đa lên tới 80 MB, một con số khá lớn.
Đó là chưa kể trong quá trình sử dụng sẽ có một lượng dữ liệu mới được bổ sung liên tục, và dung lượng thực tế của cả hai có thể dao động tăng thêm từ 20-40MB tùy theo tình hình sử dụng thực tế.
Giao diện người dùng
Về cơ bản, giao diện của cả hai phần mềm hiện nay đều đã áp dụng theo xu hướng phẳng hóa Material, các biểu tượng trông phẳng hơn, dễ nhìn hơn, hiện đại hơn. Màu đặc trưng của cả hai phần mềm vẫn là màu xanh và trắng.
Nếu là người mới dùng một trong hai ứng dụng, có thể bạn sẽ hơi khó phân biệt đó. Tuy nhiên nhìn chung, giao diện của Messenger và Zalo trẻ trung hơn rất nhiều so với Viber hoặc Skype.
Tốc độ xử lý
Cả hai ứng dụng OTT đều tích hợp khá nhiều các công cụ chat, trong đó tính năng gọi video trên Zalo hiện chưa có sẵn…tuy nhiên tốc độ xử lý của Messenger và Zalo lại có một chút khác biệt tùy theo loại kết nối.
Nếu với kết nối Wifi, cả hai đều cho thấy khả năng xử lý tin nhắn khá tốt, độ trễ thấp, trong khi đó, Zalo có ưu thế hơn về khả năng sử dụng 3G do phần mềm này đã được nhà phát triển VNG tối ưu hóa cho kết nối mạng ở Việt Nam.
Nếu sử dụng Messenger bằng 3G sẽ hay xả ra tình trạng giật lag do server máy chủ đặt ở nước ngoài, đặc biệt tình trạng ngốn RAM trên Messenger đã được khẳng định là một trong những căn nguyên dẫn tới tình trạng giật lag.
>>Update ngay: Tính năng Zalo video call để có thể nói chuyện với người thân của bạn một cách chân thực sống động nhất.
Đặc tính riêng
Nếu Zalo là một nền tảng tích hợp all-in-on (tất cả trong một) thì Messenger đang cố tách ra khỏi Facebook như một ứng dụng chat, nhắn tin riêng.
Bằng chứng là mới đây, Facebook đã bổ sung tính năng đọc tin nhắn SMS, gọi điện nhóm, gọi video trực tiếp trên Messenger. Một trong những đặc điểm dễ nhận biết nhất của Messenger đó là biểu tượng chat head khá hiện đại và chuyên nghiệp.
Với chat head, người dùng có thể dễ dàng vừa chat vừa thực hiện các tác vụ khác. Hiện nay, Messenger còn tích hợp thêm mục hiển thị các nội dung khi nhắn tin SMS qua mạng viễn thông khá hữu dụng để người dùng có thể dùng ứng dụng này như một công cụ chung kiểm soát mọi tin nhắn trên thiết bị.
Còn Zalo vẫn tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm mạng xã hội cho người dùng, bên cạnh đó, cách dùng Zalo khá linh hoạt, bằng chứng là VNG vẫn thể hiện khá tốt khâu hỗ trợ chat, nhắn tin cho người dùng. Hơn nữa, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được bạn bè xung quanh nhờ tính năng tìm kiếm người dùng xung quanh khá ấn tượng.
Kết luận
Đánh giá một cách khách quan, nhiều tư duy có thể cho rằng Facebook là người tiền nhiệm, là tiền đề cho Zalo đặt nền móng. Tuy nhiên, Zalo cũng nỗ lực không ngừng để khẳng định mình, thoát ra khỏi cái bóng của ông trùm Facebook. Tùy mục đích sử dụng mà người dùng ưu ái cho Zalo hay Facebook hơn.
Zalo đang ngày càng có những bước đột phá có thể đi trước Messenger. Tương lai không xa, người ta sẽ không còn mặc định Zalo là “đàn em” hay người kế nhiệm của Facebook. Thật đáng tự hào cho ngành khoa học Việt Nam, đúng không nào?